Bạn có biết tác phong làm việc của người Nhật?

Sau thế chiến II, Cả thế giới phải ngả mũ thán phục trước sự phục hồi của nền kinh tế cũng như xã hội Nhật Bản.  Tại sao từ một nước nhỏ bé, tài nguyên nghèo nàn và chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh Nhật có thể trở thành một quốc gia phát triển kinh tế "thần kỳ" với tỷ lệ tăng trưởng GNP thực tế hàng năm đạt tới 9,8%? Câu trả lời nằm ở chính phong cách làm việc của họ: Độc đáo, sáng tạo, bền bỉ.
1, Đúng giờ thể hiện sự tôn trọng:
Từ lâu, người Nhật nổi tiếng với văn hóa đúng giờ, chuẩn chỉ từng phút, từng giây. Người Nhật coi việc đúng giờ chính là giữ đúng thể diện của bản thân bao gồm niềm tự hào cá nhân, danh tiếng và địa vị. Vì vậy, bằng việc đúng giờ trong mọi cuộc hẹn, bạn sẽ nhận được sự đánh giá rất cáo từ nhà tuyển dụng hay các đối tác Nhật Bản.

2, "Hạ thấp" cái "Tôi":
Xã hội Nhật Bản luôn nhấn mạnh "Chúng tôi" thay vì "Tôi". Các quyết định quan trọng thường được đưa ra thảo luận nhóm và chỉ được quyết định khi nhận được sự biểu quyết của tất cả các thành viên. Cách sống tập thể được hình thành trong mỗi người Nhật, không chỉ trong công việc mà trong cuộc sống xã hội cũng vậy, Vì vậy học cách hòa đồng, tôn trọng và tin tưởng chính là bí quyết để tạo được mối quan hệ gắn kết khi làm việc cùng người Nhật.

3, Học cách nói giảm, nói tránh: 
Người Nhật Bản rất coi trọng sự "Dĩ hòa vi quý". Người Nhật luôn hạn chế những trường hợp đối đầu, xung đột trong môi trường làm việc. Thay vì trực tiếp nói "không", người Nhật luôn khéo léo sử dụng những lời từ chối gián tiếp như "thật đáng tiếc", "hẹn một dịp khác","cảm ơn, nhưng...". VÌ vậy, khi làm việc cùng họ, bạn phải học được sự khéo léo trong giao tiếp, cư xử, ứng biến phù hợp với ngữ cảnh. Bạn cũng cần phải dành thời gian lắng nghe và cẩn trọng trong lời nói của mình.
4, Duy trì liên lạc: 
Việc gặp mặt trực tiếp được đánh giá cao hơn so với gửi thư,fax hay điện thoại trong văn hóa Nhật Bản. Họ coi trọng các mối quan hệ làm ăn lâu dài, vì vậy, bạn cần biết cách duy trì liên lạc cả trực tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên, nên ưu tiên duy trì các mối quan hệ trực tiếp.
5, Lưu ý cần biết khi làm việc cùng người Nhât:
  • Giao tiếp:
       - Chảo hỏi: Chào hỏi xã giao hàng ngày (cúi người khoảng 15 độ), chào hỏi có phần trang trọng (cúi người khoảng 30 độ), chào hỏi khi cảm ơn hay cảm tạ ( cúi người khoảng 45 độ)
       - Tư thế chào: hai tay để bên hông đối với nam và hai tay chồng lên nhau đối với nữ.
  • Trang phục, vệ sinh:
       - Quần áo: gọn gàng, sạch sẽ, ưu tiên sử dụng các màu nhã nhặn như đen, trắng, xám, ghi.
       - Giầy dép: mang giầy tây, giầy thể thao lịch sự.
       - Móng tay: cần được cắt gọn sạch sẽ.


Previous
Next Post »